Tìm hiểu kỹ thuật cơ bản trồng và phát triển cây lâm nghiệp

Việt Nam là đất nước có tới ba phần tư diện tích đất đai là đồi núi, vì vậy việc phát triển các cây trồng lâm nghiệp được xem là phương pháp làm kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập cho bà con nông dân. Trong bài viết này, Viện Đàn hương xin chia sẻ tới bà con kỹ thuật cơ bản trồng và phát triển cây lâm nghiệp.

1. Chuẩn bị đất trồng cây

Chuẩn bị đất trồng cây

Đất trồng cây cần được cày xới kỹ, xử lý nấm bệnh tuyến trùng, nếu là đất tái canh hoặc chuyển đổi giống cây trồng, cần có thời gian phơi đất và trải qua 2-3 vụ màu trước khi trồng lại các loại cây lâu năm khác. Đất mới khai hoang hoặc nương rẫy để lâu ngày cần được phát quang, đốt, dọn sạch. Có thể bón lót phân chuồng, phân hữu cơ, các loại phân xanh, nấm đối kháng trichoderma kết hợp với cày xới để tăng độ mùn và vi sinh vật có ích cho đất

Bên cạnh đó cũng cần tiến hành đo độ pH và điều chỉnh để đảm bảo độ pH của đất ở mức trung tính, không quá chua hoặc quá kiềm đều có ảnh hưởng không tốt đến trồng.

Đào hố trồng cây

Tùy theo loại cây trồng mà ta tiến hành đào hố với kích thước khác nhau, tuy nhiên hầu hết các loại cây lâm nghiệp phù hợp với kích thước 40 vuông và 60 vuông (40x40x40cm và 60x60x60cm) việc đào hố cần và xử lý hố được cần chuẩn bị trước khi xuống giống ít nhất khoảng 10 ngày.

Khi đào hố ta nên để phần đất mặt và phần đất phía dưới riêng thành 2 phần, lớp đất mặt ta dùng để trộn với phân (bón lót) sau đó lấp lại vào hố, lớp đất ở dưới ta đắp thành bờ xung quanh để tạo thành bồn, bồn có đường kính từ 1m – 1m2 là được

Vườn mới lên liếp cần được phơi đất. Việc phơi đất giúp giải phóng dinh dưỡng, làm giảm mầm bệnh và thúc đẩy quá trình khử độc chất trong đất. Đất cần được phơi khô trong ít nhất 1 tháng.

2. Chuẩn bị giống cây trồng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cây lâm nghiệp, dễ trồng, dễ chăm sóc đáp ứng đa dạng nhu cầu của bà con theo các tiêu chí: giá thành, chất lượng gỗ, thời gian thu hoạch sớm muộn…

Bà con cần nghiên cứu kỹ và lựa chọn cho mình các loại cây trồng lâm nghiệp phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất:

  • Chọn loài cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và nhu cầu thị trường.
  • Chọn giống tốt, năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh.
  • Sử dụng cây nhân giống hữu tính (từ hạt, củ) với sức sống tốt, thích nghi nhanh, sinh trưởng phát triển mạnh.
  • Chọn đơn vị cung cấp cây giống uy tín, chất lượng.

3. Kỹ thuật trồng cây

Thời vụ trồng: Trồng vào mùa mưa, với lượng mưa đủ lớn đảm bảo độ ẩm của đất.

Mật độ, khoảng cách cây trồng: Tuỳ theo loài cây và mục đích trồng mà xác định mật độ và khoảng cách trồng cây phù hợp.

+ Với các loài cây trồng phòng hộ để chắn gió, che phủ đất có thể trồng dày (1m x 0,5m), (1m x 1m), (2m x 1m).

Căn cứ vào loại cây trồng, độ rộng tán và đặc điểm sinh trưởng của cây để quyết định mật độ trồng.

- Kích thước hố trồng cây lâm nghiệp (40 - 40cm). Riêng cây trồng ở nơi có tầng cát dày cần đào hố sâu hơn

- Trồng cây: Xé bỏ túi bầu, không làm vỡ bầu cây, đặt cây thẳng và lấp dần từng lớp, cuối cùng dùng chân dẫm chặt đất quanh gốc cây. Nên tưới ngay sau khi trồng cây.

4. Kỹ thuật chăm sóc cây trồng

Làm cỏ, vun gốc

Cỏ quanh gốc cây với bán kính 0,5 - 1m cần được làm sạch, vun lớp đất mặt vào gốc cây. Lưu ý, vun gốc không được cuốc sâu ảnh hưởng đến rễ cây.

Bón phân

Sử dụng phân bón hợp lý và tiết kiệm tuỳ theo thành phần dinh dưỡng có trong đất, giống cây, tuổi cây, từng thời kỳ sinh trưởng và phát dục của cây.

Tưới nước

Phải đảm bảo nước tưới cho cây trồng trên vùng đất khô hạn, đặc biệt trong giai đoạn mới trồng, cây còn nhỏ.

Phòng trừ sâu bệnh

Chọn giống tốt, cây khỏe, bón phân, tưới nước, đốn, tỉa hợp lý, thường xuyên chăm sóc cây trồng, kịp thời phát hiện và xác định rõ loại sâu bệnh. Khẩn trương xử lý sâu, bệnh đúng cách, đúng thuốc và đúng lúc để diệt tận gốc các loại sâu, bệnh hại cây trồng.

Tỉa cành, tạo tán

Đối với cây lâm nghiệp để có được bộ khung vững chắc, cành phân bố đều, đảm bảo đủ ánh sáng, tập trung dinh dưỡng vào phát triển thân chính. Nên đốn tỉa một năm 2 lần, chọn thời điểm khô ráo để tránh ảnh hưởng của nấm bệnh.

* Lưu ý

Những giải pháp kỹ thuật công nghệ trên được áp dụng cụ thể khi trồng từng loài cây phù hợp với đặc điểm điều kiện đất đai, khí hậu ở từng nơi.

 

Nhìn chung cây trồng lâm nghiệp không tốn nhiều thời gian chăm sóc và chi phí đầu tư. Với diện tích đất rừng đồi sẵn có, nếu trồng cây lâm nghiệp sau trung bình 5 - 10 năm sẽ mang lại cho bà con nguồn thu khá lớn. Hy vọng những kiến thức về kỹ thuật cơ bản trồng và phát triển cây lâm nghiệp sẽ giúp ích cho bà con. Chúc bà con thành công!

Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin liên hệ:

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).

Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 035 035 / 0789 150 150

Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong 

Được đăng vào

Bài viết liên quan

Viết bình luận