Tìm hiểu về kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây lâm nghiệp?

Tại Việt Nam, các loại cây trồng lâm nghiệp đang ngày càng được bà con mở rộng diện tích. Các kỹ thuật trồng và chăm sóc tuy đã được áp dụng nhưng mức độ chưa nhiều và chưa đúng kỹ thuật nhất là tỉa cành, tạo tán nên chưa đem hiệu quả cao như nhà vườn mong muốn. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình cho cây lâm nghiệp như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Tại sao phải tạo hình, cắt tỉa cho cây

Cắt tỉa và tạo hình cho cây ăn quả, cây lâm nghiệp đúng cách sẽ giúp vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, khỏe mạnh, giảm sâu bệnh, hạn chế đổ ngã, dễ chăm sóc, thu hoạch và cho năng suất chất lượng cao.

Cắt tỉa và tạo hình giúp cho ánh sáng và không khí tới lá để nâng cao tổng số diện tích lá hữu hiệu và tăng cường quang hợp. Nếu các cành cây được phân bổ và định hướng tốt chúng sẽ có một không gian đầy ánh sáng. Điều đó cải thiện tính hữu hiệu của việc sử dụng nước cũng như chuyển đổi các chất dinh dưỡng của cây. Kết quả là năng suất và chất lượng quả được nâng cao.

Cắt tỉa và tạo hình đúng cách giúp cho cây có kích thước hợp lý. Nhờ vậy, có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý các cây trong vườn, nâng cao sức sống (thể chất) của cây, tăng cường sức chống chịu với các điều kiện bất thuận cũng như duy trì một cân bằng hữu hiệu nhất giữa sinh trưởng thân lá và ra hoa quả.

Vườn cây lâm nghiệp được đốn tỉa cẩn thận ngăn nắp sẽ tạo một ấn tượng tốt đẹp về cảnh quan sinh thái cũng như tay nghề quản lý của chủ vườn. Điều rất cần cho trang trại du lịch sinh thái thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Việc cắt, tỉa cành, tạo tán cho cây trồng sẽ giúp cây có một bộ khung cân đối, hài hòa, không rậm rạp, cũng không thưa cành quá để tận dụng tốt nhất khoảng không gian ánh sáng dành cho chúng. Điều đó cải thiện tính hữu hiệu của việc sử dụng nước cũng như chuyển đổi các chất dinh dưỡng của cây, giúp cây phát triển, sinh trưởng tốt.

2. Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình

Tạo hình hay còn gọi là tạo tán là kỹ thuật rất cần thiết đối với cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp, tiến hành trong suốt cả chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây nhưng ở giai đoạn đầu cần đặc biệt chú ý vì nó quyết định cấu trúc bộ khung tán của cây về sau.

Tạo hình là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ kiến thiết cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 3).

Cắt tỉa tạo dáng cây non trẻ là phương pháp cắt tỉa hiệu quả nhất vì nó chỉ loại bỏ một số lượng rất nhỏ của sản xuất nguyên liệu lá quang hợp. Đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tác động để các cành phụ phát triển không cạnh tranh với thân chính.

Kỹ thuật tạo hình được chú trọng và chủ yếu áp dụng hai kiểu tạo hình chính là trên một cây thường chỉ để 1 thân chính để tăng sản lượng gỗ khai thác. Thao tác cắt tỉa phụ thuộc vào tình trạng sinh trưởng cụ thể của từng loại cây, nhưng nói chung nên cắt các cành cong queo, cành nhỏ yếu, cành ở nơi quá dày… để tạo độ thông thoáng trong tán lá.

+ Các bước tiến hành cụ thể như sau:

- Quan sát chiều cao cây trồng

- Ước lượng chia chiều cao của cây thành 3 phần:

+ 1/3 Thân cây phía dưới từ mặt đất lên chúng ta loại bỏ hết các cành (vết cắt càng gần với thân chính càng tốt);

+ 2/3 Thân cây bên trên nếu quan sát thấy lượng cành và lá quá dày có thể chọn ra 1 vài cành có xu hướng cạnh tranh với thân chính và cắt bớt

3. Kỹ thuật tỉa cành

Tỉa cành có liên quan mật thiết với tạo hình, mục đích của tạo hình và tỉa cành là làm cho các cành chính và cành nhánh phân bố đều, khung cành có kết cấu vững chắc phù hợp với đặc tính vốn có của cây và điều kiện ngoại cảnh cũng như trình độ canh tác của địa phương, làm cơ sở cho việc nâng cao và ổn định năng suất.

Tỉa cành là công việc được tiến hành hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch nhưng để việc tỉa cành có hiệu quả cao cần phải xem xét đến đặc thù của từng loại cây.

Lưu ý:

-  Không cắt nhiều cành cùng 1 phía sẽ làm cây bị lệch.

-  Với những cành khác có xu hướng phát triển mạnh cạnh tranh với thân chính ta nên bấm bớt ngọn để hạn chế sự phát triển.

-  Thường xuyên cắt tỉa các nhánh hình thành và đôi khi cần tỉa nặng hơn với kéo cắt cây hoặc dao rừng.

-  Đặc biệt lưu ý không cắt tỉa cây lâm nghiệp vào mùa mưa cây sẽ bị nấm bệnh tấn công và rất dễ ảnh hưởng đến lõi cây

 

Kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây lâm nghiệp không đòi hỏi vốn đầu tư và lao động chuyên môn cao. Tuy nhiên, cần có kiến thức căn bản và kinh nghiệm áp dụng qua thời gian cho từng loại cây là rất cần thiết. Việc quản lý, điều tiết bộ khung, tán của cây trồng cần phải được quan tâm, áp dụng như là một trong những biện pháp căn bản hài hòa cùng với các biện pháp bắt buộc khác như: Làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh.

Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin liên hệ:

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).

Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 035 035 / 0789 150 150

Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong 

Được đăng vào

Bài viết liên quan

Viết bình luận