hoặc

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng

Tổng quan

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng  Giới thiệu Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển trên toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho con sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Đông...

Đông trùng hạ thảo Tây Tạng 

https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRzt_hnaruwz3FPJRSs6orSACJTiEqqYMbKI0--TJ7Yy7J5TziEOQ

Giới thiệu

Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển trên toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho con sâu chết.

Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Đông trùng hạ thảo Tây Tạng thường sinh trưởng ở vùng núi cao có tuyết trắng, hình dạng bên ngoài giống con tằm, nên người dân nơi đây đặt tên nó là “Con tằm của vùng tuyết trắng”. Căn cứ vào đặc trưng của " con tằm của vùng tuyết trắng" này là "mùa đông là con tằm, mùa hè thì lại là cây cỏ", chính vì vậy nó được gọi với cái tên là "Đông trùng hạ thảo".

http://ancungnguu.com/DATA/luyenvietphap/Tin-tuc/102013/thatgia-dongtrunghathao.gif

Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam...

Về thành phần hóa học: Đông trùng hạ thảo chứa 25-32% protit, 14-19 axit amin khác nhau. Các vitamin như A, B1, B2, B12, C và các nguyên tố vi lượng như Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe... trong đó cao nhất là phospho.

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTYuc8d-xKOuFGuQgJTUcvxyVjvayPxw5_quCSjcSMX9l00iOrw

Đông trùng hạ thảo chứa nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu cao. Là những hợp chất hữu cơ được coi là vị kháng sinh tự nhiên rất có lợi cho sức khỏe. Tăng cường thể lực tức thời, chống mệt  mỏi, giúp lưu thông tuần hoàn máu , làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, điều tiết hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan và thận, tăng cường sinh lý. Nâng cao năng lực chống ung thư trong cơ thể, Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, hạn chế bệnh tật của tuổi già...

Tác dụng

- Chống lại tác dụng xấu của các tân dược đối với thận,chống lại sự suy thoái của thận.
- Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp
- Chống lại hiện tượng thiếu máu ở cơ tim, giữ ổn định nhịp đập của tim
- Tăng cường tính miễn dịch
- Tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm
- Làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể, hạn chế bệnh tật của tuổi già.
- Nâng cao năng lực chống ung thư của cơ thể
- Tăng cường tác dụng lưu thông máu trong cơ thể
- Hạn chế tác hại của tia gamma đối với cơ thể
- Tăng cường tác dụng an thần, trấn tĩnh thần kinh
- Tăng cường việc điều tiết nồng độ đường trong máu, làm giảm cholesterol trong máu và chống xơ vữa động mạch.
- Điều tiết hormone
- Tăng cường chức năng tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng
- Ức chế vi sinh vật có hại, kể cả vi khuẩn lao
- Kháng viêm và tiêu viêm
- Có tác dụng cường dương và chống liệt dương

Đối tượng sử dụng

Sản phẩm đông trùng hạ thảo là một trong những vị thuốc đông y có khả năng cải nâng đỡ, bồi bổ cơ thể, dưỡng phế, bổ thận, ích tinh.

Sử dụng cho những người có khả năng miễn dịch kém, dễ mệt mỏi, hạn chế bệnh tật của tuổi già, tăng cường chức năng tiêu hóa để hấp thụ dưỡng chất, loại bỏ độc tố trong cơ thể, thông qua đó gián tiếp cải thiện đời sống .

Nên được sử dụng bởi những người ở độ tuổi trung niên (trên 40) trở lên, không sử dụng sản phẩm cho trẻ em.

Hướng dẫn sử dụng (Cách dùng - liều dùng)

Nhai sống trực tiếp:

·    Dùng nước ấm khoảng 30oC rửa sạch con đông trùng hạ thảo, sau đó lấy 1 cốc nước nóng 60o-70oC ngâm con đông trùng hạ thảo vào khoảng 2-3 phút cho mềm, nhai nát ăn hết cả xác và nước. Một tuần dùng khoảng 3-4 con chia làm 2 lần trước khi ăn là tốt nhất.

·    Tác dụng: bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể đặc biệt tốt cho bệnh nhân sau mổ, suy nhược cơ thể nặng, yếu sinh lý, suy thận, ung thư…

Dùng để ngâm rượu uống: Ôn thận tráng dương, ích tinh dưỡng huyết, thường dùng cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, liệt dương, suy giảm tình dục.

·    Rượu Đông trùng hạ thảo: dùng nước ấm rửa sạch 20g đông trùng hạ thảo, cho vào bình đổ 1 lít rượu nồng độ khoảng 43ngâm trong 1 tháng. Mỗi ngày uống 1chén nhỏ trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

·    Rượu Trùng Thảo - Nhân Sâm: con đông trùng hạ thảo và Nhân sâm lượng bằng nhau ngâm trong rượu > 40o, sau khoảng 1 tháng thì dùng được, uống mỗi ngày 1 chén nhỏ.

·     Rượu Lộc Nhung -Trùng Thảo: nhung hươu 20g, đông trùng hạ thảo 30g, hai thứ đem ngâm trong 1lít rượu > 40osau 1 tháng thì dùng được, uống mỗi ngày 20-30ml.

Dùng để hầm với các loại thịt:

  - Trùng thảo - Gà:

·         Dùng 2-3 con đông trùng hạ thảo, gà ác 1 con, làm sạch, bỏ phủ tạng, rút bỏ xương hấp cách thủy, ăn cả cái và nước.

·         Phương thuốc này có tác dụng bổ thận trợ dương, chữa trị các chứng đau đầu choáng váng, trí nhớ giảm sút, tim đập dồn dập, nhìn đồ vật mờ ảo, chập chờn, cơ thể suy nhược dễ cảm cúm, đổ nhiều mồ hôi, sợ lạnh...

  - Trùng thảo - Vịt:

·         Nguyên liệu: Một con vịt đực rút xương, bỏ đầu, bỏ da, 3-5 con đông trùng hạ thảo, mấy lát gừng tươi, rượu trắng, hạt tiêu và gia vị vừa đủ.

·         Cách làm: Vịt làm sạch bỏ phủ tạng, rút xương rửa sạch, dùng nước ấm rửa sạch đông trùng hạ thảo cho con đông trùng hạ thảo vào bên trong vịt, đem hầm thật mềm, thêm gia vị vừa ăn, chia ra ăn vài lần trong ngày, mỗi tuần dùng 1 ngày.

·         Công dụng: chống lão hóa, tăng cường sinh lực, bổ phế thận, ích khí nguyên, trị ho suyễn, suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, hay bị mộng tinh, di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm.

Trùng thảo nấu cháo: Dùng 2 - 3 con đông trùng hạ thảo hầm với lượng gạo vừa đủ để được 1 bát cháo hoặc tán con đông trùng hạ thảo thành bột, nấu cháo rồi rắc lên ăn. Phương thuốc này rất tốt cho bệnh hen suyễn.

Trùng thảo - Cơm:  Dùng 1- 2 con đông trùng hạ thảo rửa sạch, hấp chín với cơm rồi sử dụng. Phương thuốc này có tác dụng điều trị bệnh viêm gan B rất hiệu quả.

Trà Trùng thảo - Nhân sâm: (Hãm nước uống)

·         Con đông trùng hạ thảo: 1-2 con, nhân sâm 3-5g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày (hãm độ 4 lần, sau ăn cả xác và nước).

·         Công dụng: bổ khí tráng dương, ích thận sinh tinh, dùng rất tốt cho những người bị suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, hiếm muộn.

Chú ý:

·         Sử dụng đông trùng hạ thảo dạng con sấy khô bằng cách nhai sống là tốt nhất vì con đông trùng hạ thảo giàu acid amin khi hầm qua nhiệt độ cao sẽ bị phân hủy chất dinh dưỡng.

·         Khi hầm đông trùng hạ thảo nên hầm với các động vật có cánh là tốt nhất (lưu ý nhớ rút xương và bỏ da).

Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF).

Hotline: 0896 02 02 02 / 0789 035 035 / 0789 150 150.

Facebook: https://www.facebook.com/viendanhuong

    

Các tin khác: