icon icon icon icon
hoặc

Hoàng đàn hữu liên

Tổng quan

 Giống cây Hoàng đàn hữu liên Giới thiệu Hoàng đàn hữu liên còn gọi là hoàng đàn Lạng Sơn có tên khoa học là Cupressus tonkinensis, là thực vật hạt trần. Hoàng đàn Hữu Liên có thể cao tới 40m, đường kính gốc từ 1 – 2m. Tán lá rậm rạp, thường có các cành nhỏ sắp xếp thành mặt phẳng, rủ lòng thòng bao gồm các chồi non màu xanh lục tươi, rất mảnh dẻ, hơi dẹt.  Đây là loài đứng đầu trong bẩy loài thông được bảo vệ, thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa...

 Giống cây Hoàng đàn hữu liên

Giới thiệu

Hoàng đàn hữu liên còn gọi là hoàng đàn Lạng Sơn có tên khoa học là Cupressus tonkinensis, là thực vật hạt trần. Hoàng đàn Hữu Liên có thể cao tới 40m, đường kính gốc từ 1 – 2m. Tán lá rậm rạp, thường có các cành nhỏ sắp xếp thành mặt phẳng, rủ lòng thòng bao gồm các chồi non màu xanh lục tươi, rất mảnh dẻ, hơi dẹt. 

Đây là loài đứng đầu trong bẩy loài thông được bảo vệ, thuộc nhóm 1A, nhóm thực vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Phân bố

Hoàng đàn là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, trước đây phân bố phân bố ở các dải núi đá vôi cao chót vót ở các huyện phía Nam của tỉnh Lạng Sơn như Hữu Lũng, Bắc Sơn, Đồng Mỏ. Hữu Lũng là vùng tập trung nhiều nhất, cây mọc ở các bản Lân Cốc, Nà Nọc xã Hữu Liên

Giá trị

Hoàng đàn là cây thuộc nhó gỗ IA, loại gỗ này còn có thể làm thuốc, làm hương liệu, mùi thơm giống như trầm hương.

Hoàng đàn quí vì cho chất gỗ mềm, nặng vừa, ít co rút, cong vênh, không mối mọt, mùi thơm dịu, được ưa dùng làm đồ gỗ, đồ mỹ nghệ và đồ thờ cúng; bột Hoàng đàn còn dùng làm hương; tinh dầu Hoàng đàn có trong rễ và gỗ là 4,5 - 5,5%, trong lá ít hơn (0,5 - 0,8%); được dùng làm thuốc xoa bóp chữa sưng tấy, ứ huyết, sai khớp, tê thấp và cũng dùng làm chất định hương, nước hoa. Cành và lá dùng chữa nôn ra máu, trĩ, bỏng (dùng ngoài lấy nước sắc đặc bôi hoặc rắc bột mịn). Quả chữa cảm mạo sốt, nhức đầu, đau dạ dày (sắc uống); vỏ thân chữa tiêu chảy, đau bụng (sắc uống).

 

Một người buôn đồ gỗ, đồ cổ có tiếng ở Hà thành nhận xét: "Sở dĩ người ta săn lùng hoàng đàn là vì nó có mùi thơm vô cùng độc đáo và quyến rũ. Gỗ sưa đắt là ở vân đẹp, biến hóa không ngừng, gỗ cứng như thép chứ mùi thơm chỉ thoang thoảng, phải thính mũi lắm mới nhận ra được, còn hoàng đàn chỉ cần bước vào nhà đã ngửi thấy ngay. Hương thơm của hoàng đàn có thể xếp vào hàng đệ nhị chỉ đứng sau trầm hương".

 

Liên hệ với chuyên viên để được tư vấn cụ thể

Mọi thắc mắc và cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ:

Viện nghiên cứu cây Đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF) - Trực thuộc Tập đoàn đàn hương

Hotline: 0896.02.02.02 /0789.150.150.

Facebook: https://www.facebook.com/thucvatquyhiem

 

          

Các tin khác: