Công dụng hữu hiệu của tinh dầu

Khi chà xát vỏ chanh, bạn sẽ được 1 lượng nhỏ tinh dầu từ tuyến dầu trên vỏ chanh. Nó có mùi thơm rất đặc trưng. Vậy đã bao giờ bạn có thắc mắc về tinh dầu chưa? Ví dụ như tinh dầu là gì? Có những loại tinh dầu nào phổ biến hiện nay? Các phương pháp điều chế tinh dầu và tác dụng của tinh dầu trong đời sống con người là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Tinh dầu là gì?

Tinh dầu (Essential Oil) có dạng lỏng, là tập trung của các chất dễ bay hơi tự nhiên trong thực vật có mùi thơm. Tinh dầu được ví như nhựa sống của cây, chúng mang sức sống, năng lượng tinh khiết mạnh hơn 50 đến 100 lần các loại thảo dược sấy khô.

Các phân tử tinh dầu có xu hướng thay đổi nhanh chóng từ trạng thái lỏng, rắn sang khí ở nhiệt độ phòng. Nhờ đó, tinh dầu dễ dàng tương tác trực tiếp đến khứu giác. Đa số các loại tinh dầu đều trong veo, nhưng cũng có một số có màu vàng hoặc hổ phách như: tinh dầu Lemongrass, tinh dầu Orange, tinh dầu đàn hương,…

Đã từ lâu, tinh dầu đã được dùng trong các liệu pháp hương thơm để chăm sóc cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tinh thần và làm đẹp hiệu quả. Tinh dầu được dùng nhiều trong ngành sản xuất nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng,… Ngoài ra người ta cũng dùng chúng để tạo hương cho thực phẩm, đồ uống,…

2. Phân loại tinh dầu

2.1. Tinh dầu nguyên chất

Tinh dầu nguyên chất là loại được chiết xuất 100% từ thực vật và không thêm bất cứ thành phần hóa học nào khác. Tinh dầu nguyên chất an toàn cho sức khỏe, một số loại có thể dùng để ăn uống được ở hàm lượng nhất định.

2.2. Tinh dầu không nguyên chất

Tinh dầu không nguyên chất là hỗn hợp của tinh dầu nguyên chất và các thành phần hóa học khác. Hoặc là tinh dầu được được chiết xuất từ thực vật nhưng chưa đạt tới dạng tinh khiết. Tinh dầu không nguyên chất vẫn giữ được mùi hương đặc trưng của loại thực vật được chiết xuất. Vì thế chúng ta không thể đánh giá được độ tinh khiết nếu chỉ thông qua cách nhìn và ngửi.

2.3. Tinh dầu tổng hợp

Tinh dầu tổng hợp - Fragrance oi (hay gọi là hương liệu, dầu thơm hóa tổng hợp) là tinh dầu được tổng hợp từ hương liệu giống mùi thơm của tinh dầu. Ngoài ra, có thể tạo ra các mùi thơm của các loại cây không có tinh dầu như dâu tây, táo, ... hoặc mùi mới như mùi biển, mùi gió thảo nguyên,... Tinh dầu tổng hợp thường được dùng để tạo hương từ xà phòng, bột giặt đến chăm sóc cá nhân như nước hoa, chất làm mát không khí, mỹ phẩm,...

3. Phương pháp điều chế

3.1. Ép lạnh

Đây là phương pháp dùng để chiết xuất tinh dầu từ vật liệu dễ dàng giải phóng các tinh dầu như vỏ quả. Tinh dầu được ép lạnh có mùi tươi mới và có màu sáng như tinh dầu vỏ chanh, vỏ bưởi,... Ép lạnh là phương pháp tạo ra tinh dầu cao cấp nhất trong các loại tinh dầu. Vì phương pháp này sẽ không dùng nhiệt nên không làm mất hoặc biến đổi mùi chính xác của thực vật. 

3.2. Chưng cất hơi nước

Phương pháp điều chế tinh dầu này thường được áp dụng với lá, hoa, rễ và vỏ cây như tinh dầu Lavender, tinh dầu hoa hồng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu đàn hương,...

Nguyên lý: Hơi nước đi qua các nguyên liệu trong bình chứa. Trong đó, tinh dầu dễ bay hơi và hơi nước đi qua lỗ thông hơi vào buồng ngưng tụ. Tại đây, chúng biến thành dạng lỏng và phân tách thành 2 lớp. Tinh dầu thường nhẹ hơn (trừ tinh dầu đinh hương), nổi lên trên và được tách ra.

Tinh dầu được chiết có chất lượng chỉ sau tinh dầu ép lạnh, bởi vì tinh dầu không bị biến tính nhiều do không bị đun nóng đến điểm sôi riêng của chúng.

3.3. Dung môi chiết xuất

Dung môi được sử dụng để liên kết với tinh dầu dễ bay hơi trong nguyên liệu và và được tách ra khỏi hỗn hợp với tinh dầu sau này.

Dung môi phổ biến được sử dụng để chiết xuất tinh dầu là rượu vì dễ tách khỏi tinh dầu nhờ bay hơi. Ngoài ra, axeton, propan, và hexane cũng được sử dụng thay thế cho rượu. Tuy nhiên, chúng có thể để lại dư lượng chất độc và loại tinh dầu này không được sử dụng trong điều trị.

4. Tác dụng của tinh dầu trong đời sống

Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá cây, thân cây, vỏ cây và rễ cây. Nó có tác dụng đến hệ thống sinh lý trong cơ thể một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ, chỉ uống vài giọt tinh dầu bạc hà có thể giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng, hay khi hít một chút tinh dầu hoa oải hương sẽ  giúp cho dầu óc của chúng ta được thư giãn.

Tác dụng tốt nhất được biết đến của tinh dầu là giúp cho chúng ta có cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng, chống mất ngủ. Tinh dầu oải hương (Lavender) là sự lựa chọn phổ biến nhất cho mục đích này. Một nghiên cứu thực hiện tại bệnh viện Memorial Sloan – Kettering ở New York cho thấy sự cải thiện trong cảm giác hạnh phúc ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tinh dầu hoa oải hương khi so với bệnh nhân được điều trị bằng xoa bóp hoặc nghĩ ngơi. Một nghiên cứu khác công bố trên Tạp chí Holistic Nurse Practice số tháng 3 năm 2008 cho thấy, những y tá sử dụng liệu pháp tinh dầu hoa oải hương thì có tâm trạng căng thẳng ở mức độ thấp nhất. Ngoài tinh dầu hoa oải hương thì một số tinh dầu khác cũng đã được chứng minh có tác dụng này: tinh dầu đàn hương (Sandal Wood) phong lữ (Geranium), hoa cúc (Chamomile), cây từ tô hiền (Clary Sage), và dầu hoa cam (Neroli).

Khả năng tăng cường tính miễn dịch của các loại tinh dầu cũng là một tác dụng được biết đến nhiều. Tinh dầu có thể được khuếch tán vào không khí để làm sạch và khử độc không khí một cách tự nhiên. Sự khuếch tán của các loại dầu có thể làm giảm số lượng các tác nhân gây bệnh trong không khí, giúp chúng ta có một bầu không khí trong lành, ít vi trùng hơn.

Ngoài ra, các loại tinh dầu có thể giúp cơ thể cải thiện cách thức đáp ứng lại với các tác nhân gây bệnh mà chúng ta gặp phải. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả kháng virus của các loại tinh dầu có được nhờ vào sự cải thiện khả năng của các tế bào lympho trong việc chống lại các tác nhân xâm nhập bằng cách thay đổi màng tế bào của chúng ta để ngăn chặn virus xâm nhập vào. Một số loại tinh dầu có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng như gồm bạch đàn (Eucalyptus), chanh (Lemon), và quế (Cinnamon)…

Tinh dầu cũng thường được sử dụng cho việc điều trị đau. Chúng có thể được sử dụng để làm giảm hiện tượng viêm, có thể dùng để gây tê tại chổ, giảm co thắt, và tạo một cảm giác mát lạnh hoặc ấm nóng tuỳ thuộc vào loại dầu được chọn. Một ví dụ điển hình trong việc điều trị đau là các loại tinh dầu sử dụng lúc mang thai và sinh con.

Từ lâu, các nữ hộ sinh đã sử dụng các loại tinh dầu để giúp sản phụ chống lại các cơn co thắt. Nghiên cứu cho thấy một bồn tắm hoa oải hương trước khi sinh có thể giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi và giảm được nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Việc sử dụng các thuốc giảm đau cho người mẹ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến em bé.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí International Journal of Aromatherapy cho thấy sử dụng tinh dầu massage trị liệu trong các bài tập cho sản phụ bị suy thai đã giúp cho tim thai trở lại bình thường. Đau mạn tính và đau cấp tính không liên quan đến thai kỳ cũng có thể giảm được bằng cách sử dụng tinh dầu hoa oải hương (Lavender) cũng như hiền từ tô (Clary Sage), hoa cúc (Chamomile), kinh giới ngọt (Sweet Marjoram), gỗ đàn hương (Sandal Wood) và cỏ Vetiver.

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến tinh dầu. Mọi thắc mắc về bài viết, xin liên hệ:

Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm (ISAF). Hotline 0462.942.824 hoặc 097.3407.000. Email: danhuongando@gmail.com 

 
Được đăng vào

Bình luận

  • avatar

    Shourse
    Quick Hit It can be difficult to distin guish the chest pain of dif fuse esophageal spasm from cardiac chest pain. Prscaa https://oscialipop.com - canadian pharmacy cialis vendo viagra Cialis Lania C. https://oscialipop.com - generic cialis from india hemoglobin is Edrsqq

Viết bình luận