Cây giống sưa đỏ Hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc cây sưa đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Cây giống sưa đỏ Hướng dẫn cách gieo hạt và chăm sóc cây sưa đỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Cây Sưa đỏ là cây gỗ quý hiếm nhóm IA được ghi  vào sách đỏ Việt Nam và được nhà nước khuyến khích trồng để bảo tồn. Vì gỗ Sưa quý hiếm, nên ở rừng tự nhiên Miền Bắc bị khai thác kiệt quệ, ít gặp thường thấy trồng ở vườn thực vật Hà Nội, Tam Đảo-Vĩnh Phúc, Vườn thực vật Thành phố Vĩnh Yên.

Cây Sưa đang có nguy cơ bị diệt chủng, theo sách đỏ Việt Nam thì tình trạng báo động nguy cấp (V) do bị săn lung khai thác kiệt quệ, số lượng giảm sút rõ rệt. Đề nghị biện pháp bảo vệ rừng tự nhiên còn sót lại và gây trồng đại trà nên phạm vi toàn quốc, vừa đem lại màu xanh cho tổ quốc, vừa làm đẹp đường phố, vườn cây công viên và giữ lại đựơc nguồn gen quý hiếm, cho thu nhập rất cao, ích nước, lợi nhà.

Dựa vào kinh nghiệm lâu năm làm vườn ươm, chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng quy trình, kỹ thuật gieo ươm giống cây này như sau:

1. Thu hoạch và bảo quản hạt: Từ tháng 9 đến hết tháng 12 quả chin từ màu xanh chuyển sang màu vàng úa và khô, thu hoạch tòan bộ đem về dải đều trên sàn nhà cho quả chin, khô đều, đem phơi từ 1-3 nắng, khi nào thấy giòn vỏ dùng tay vò gãy cánh và cuống quả, sàng sảy loại bỏ tạp chất sạch sẽ, đựng vào hộp xốp để nơi khô ráo, hạt giống là hạt có vỏ.

2. Thời vụ gieo hạt: Muốn cho hạt có sức nảy mầm mạnh, đạt tỷ lệ cao, hạt phải đựơc ngủ từ 30-50 ngày, gieo hạt bắt đầu từ ngày lập xuân đến  ngày 30/4 hàng năm, thời gian này có nhiệt độ ổn định bằng và trên - C, cây Sưa con không chịu được rét đậm, rét hại, nhiệt độ C là cây chết hàng loạt, nếu gặp phải trường hợp trên thì phải che đậy bằng ni lông.

3. Xử lý hạt giống: Trước khi gieo đem ngâm nước ấm (khoảng 25 độ C) từ 15-30 phút cho mềm vỏ rồi vớt ra để dáo nước

– Hạt sưa trước khi gieo phải được bóc sạch vỏ, gieo cả quả hạt sẽ không nảy mầm được

Khi hạt cây sưa đã bóc ra thì nên gieo càng sớm càng tốt, tỷ lệ nảy mầm sẽ càng cao, tránh để lâu ngày, trường hợp bắt buộc phải để lâu ngày cần phải phơi khô và bảo quản nơi khô thoáng

4. Đất gieo: Làm đất nhỏ, đánh luống.Theo kinh nghiệm gieo trên đất pha cát, đất thịt nhẹ, có độ PH = 7, không gieo trên đất sét, đất thịt nặng,vì khi nảy mầm đất dính vào lá mầm, cây không vươn lên khỏi mặt đất được.– Khi gieo hạt sưa đều trên mặt luống, lấp đất từ 1 – 1,5cm.

5. Kích thước của luống: Chiều dài tuỳ theo khổ đất và lượng hạt, chiều rộng trung bình 1m, cao từ 10- 15cm, tuỳ theo đất khô, ướt, trên mặt luống đạp đất nhỏ, san phẳng.

6. Gieo hạt: Rắc đều hạt trên mặt luống (tránh để các hạt trồng lên nhau), 1 kg hạt gieo ở diện tích 2m²rồi lấy cát pha hoặc cát non mịn sang đều trên hạt, độ dày vừa kín hoặc gần kín hạt là đựơc.

7. Tưới nước- Dàn che: Hạt Sưa chỉ cần ẩm ( không ưa sũng nước). Nếu trời nắng ráo khô hanh dùng ô doa tưới nhẹ trên mặt luống ngày 1 lần, dàn che dùng lưới đen che 1 lần

8. Thời gian nảy mầm và cấy cây non: Sau khi gieo từ 15-20 ngày là hạt nảy mầm, sau 30 ngày cây mạ được 1-2 lá và mọc thẳng đứng thì nhổ cây mạ cấy vào bầu,

9. Đóng bầu cho cây sưa 
– Bầu đóng loại đất sạch bằng phù sa hoặc đất đỏ.
– Bầu được đóng sẵn, khi mầm sưa lên 3 – 5 cm nhổ cây vào bầu đất (Đất trong bầu đủ độ ẩm).

- Kích thước của bầu = 8  x 10 cm là thích hợp, đất làm bầu là đất xét (khi vận chuyển cây đi xa sẽ không bị vỡ bầu), ất làm bầu nên trộn 1 % phân vô cơ NPK, sau khi cấy cây từ 10-15 ngày thì có thể tưới phân NPK với tỷ lệ loãng như các cây lâm nghiệp khác. (Đất làm bầu không nên làm đất ruộng, theo kinh nghiệm làm đất ruộng hay bị bệnh nấm cổ rễ)

- Thời gian chăm sóc cây non từ 70-90 ngày, cây có kích thước: Đường kính cổ rễ 4-5mm, cao từ 30- 50 cm đem trồng.

– Vườn ươm khi mới đóng bầu cần có mái che.
10. Chăm sóc cây sưa giống
– Khi cây sưa đỏ đã xèo lá tuổi 1 tháng. Ta dung bằng thùng ô doa tưới nhử (Phân NPK Lâm Thao giã nhỏ và ngâm trong nước), dung 0.2 kg cho 20 lít nước.
– Khi cây được 1,5 tháng tuổi, ta pha thêm 0,1 kg đạm URE + 0,2kg NPK cho 20 lít nước.
– Khi cây được từ 2 tháng tuổi trở lên ta tang lượng đạm và tổng hợp như sau: 0,15 kgURE +0,25 kg NPK cho 20 lít nước.
Khi thấy cây hết phân ta có thể tưới tăng lượng URE và NPK cho cậy (tăng nhẹ)
– Khi cây có xuất hiện Rệp trắng, ta có thể dung DIP TE RECH trừ rệp và kích thích lá.
– Khi cây được 4 tháng tuổi, nếu chuyển đi xa ta phải đảo bầu trước 1 tháng không cho rễ ăn xuyên ra đất vì khi chuyển cây sẽ chột.
11. Trồng cây sưa
– Trồng sưa ta trồng vào thời gian từ tháng 2 đến tháng 9.
– Cây được 5 tháng tuổi đã đảo bầu đem giống vào mùa mưa là tốt nhất.
– Hàng sông trồng hàng cách hàng là 4m.
– Hàng con trồng cây cách cây là 3m vì tán của cây sưa không rộng lắm.
– 1 ha có thể trồng từ 1.300 – 1.500 cây.
Quy cách hố: 50 x 50 x 50 cm, Bón lót 0,1 kg NPK + 1 kg phân chuồng.

 

12. Chăm sóc cây sưa

– Khi cây sưa mới trồng ta chú ý giữ độ ẩm cho cây (3–  ngày tưới 1 lần).
– Khi cây sưa đã sống, chu kỳ tưới thưa đi và ta có thể bón thúc cho cây bằng NPK và phân chuồng.

– Cây sưa còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh. Ta tỉa bớt chỉ để 1 thân cho cây nhanh phát triển.

– Đặc biệt cây từ 1 – 2 tuổi ngọn vít cong như cần câu. Khi từ 3 – 4 tuổi cây tự vươn lên đứng thẳng.

– Theo kinh nghiệm của nhà vườn chúng tôi cây sưa có sức sống khỏe. Đất càng tốt cây càng phát triển nhanh. Cây từ 4 – 6 tuổi ta có thể đánh bầu chuyển đi trồng công trình hoặc nơi xa khác.

– Thu hoạch gỗ sưa người ta thường đào cả rễ, những thành phần có lõi đều được được tận dụng, khách mua thường chỉ tính giá trị của lõi. Sưa quy ra kg ( cân)
– Các cá nhân, tập thể, nông, lâm trường có nhiều quỹ đất trồng và phát triển cây sưa tạo thành vùng nguyên liệu sau này cho Nhà nước và xuất khẩu.

 

Được đăng vào

Viết bình luận